GGROUP

7 thói quen phòng ngừa bệnh văn phòng

Người ta thường nói: “nghề nào thì bệnh đó” (bệnh nghề nghiệp). Chúng ta – những người ngồi văn phòng 8 tiếng mỗi ngày – cũng vậy. Vì ít vận động nên gây ra nguy cơ mắc các bệnh đau lưng, các hội chứng liên quan đến cơ khớp, mắt yếu và những vấn đề về tiêu hóa của bạn sẽ cao hơn bình thường. Hãy cùng GGROUP.VIP luyện tập những thói quen nhỏ mỗi ngày để phòng các bệnh văn phòng, có thêm sức khỏe, năng lượng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả và cân bằng cuộc sống bạn nhé!

1. Kéo dãn cơ

Chỉ với 5 phút thực hiện kéo dãn cơ tại chỗ, điều này không chỉ giúp thư giãn cơ thể, mà còn kích thích lưu thông máu, làm ấm các cơ, giảm đau nhức cơ – xương – khớp, giảm mệt mỏi stress. Cách giãn cơ các bộ phận như sau:

2. Đứng dậy và rời chỗ ngồi trong 5 phút mỗi 2 giờ 1 lần

Ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ góp phần gia tăng nguy cơ mắc chứng bệnh về cột sống, viêm khớp cũng như bệnh trĩ. Vì vậy, hãy thiết lập thói quen rời khỏi chỗ ngồi làm việc trong 5 phút mỗi 2 giờ/lần. Bạn có thể di chuyển các vật dụng quan trọng trong công việc như điện thoại bàn, máy in, bộ văn phòng phẩm… xa tầm với để bản thân có “cớ” rời khỏi chỗ ngồi thường xuyên. Nếu sợ quên, hãy cài đặt nhắc nhở ngay trên chiếc smartphone của bạn hoặc trang bị một chiếc đồng hồ thông minh (smartwatch) với tính năng nhắc nhở vận động mỗi 60 phút để hỗ trợ bản thân rèn luyện thói quen này.

3. Đọc văn bản với phông chữ trắng, nền đen

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải duyệt văn bản thường xuyên hoặc trong thời gian dài, chắc hẳn bạn đã từng đối diện với tình trạng đau mỏi mắt, chóng mặt, thậm chí là khó ngủ về đêm. Hãy thử mẹo chuyển nền văn bản thành màu đen, cũng như phông chữ sang màu trắng, bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả mà biện pháp này mang lại. Chế độ này giúp hạn chế ánh sáng xanh – phổ ánh sáng có năng lượng cao với bước sóng ngắn, vốn không có lợi cho đôi mắt chúng ta. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có thể ức chế quá trình tiết melatonin, một loại hormone quan trọng có vai trò “nhắc nhở” cơ chế sinh học của chúng ta đã đến giờ đi ngủ vào buổi đêm. 

4. Tăng kích thước chữ hiển thị trên màn hình

Việc nhìn quá lâu vào những dòng chữ quá bé khiến mắt bạn phải điều tiết nhiều hơn, và đôi khi bạn phải kê sát mặt vào màn hình để nhìn rõ. Điều này khiến bạn mắt bạn dễ mệt mỏi và nhức đầu. Vì vậy, hãy tăng kích thước phông chữ của văn bản để có thể nhìn mọi thứ dễ dàng hơn, và đôi mắt của bạn cũng không cần điều tiết quá nhiều gây ảnh hưởng đến thị lực.

5. Vệ sinh bàn làm việc

Dịch Covid-19 đã khiến chúng ta ý thức rõ hơn về việc giữ vệ sinh ở những khu vực sinh hoạt chung nhằm phòng tránh các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra, gây suy giảm hệ miễn dịch. Do đó, hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng nước khử trùng và khăn kháng khuẩn để có thể dọn dẹp góc làm việc thường xuyên. Bàn làm việc gọn gàng và sạch sẽ không chỉ có ích cho hệ miễn dịch của bạn mà còn giúp bạn tập trung tốt hơn và mang lại hiệu quả công việc tốt hơn.

6. Làm thì làm nhưng đừng bỏ bữa trưa

Những bữa trưa qua loa, hay thậm chí là bỏ bữa là thói quen thường gặp của hội nhân viên văn phòng, nhất là trong mùa làm việc cao điểm. Thói quen này về lâu dài sẽ dẫn đến đau dạ dàynhiều bệnh tiêu hóa khác. Bạn không cần một bữa trưa thật hoành tráng, nhưng ít nhất hãy đảm bảo bạn cung cấp cho cơ thể một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để “sạc” năng lượng cho công việc buổi chiều.

7. Uống nước thường xuyên

Mất cân bằng điện giải, huyết áp thấp, lão hóa da,… là những bệnh văn phòng phổ biến. Uống nước thường xuyên giúp đẹp da, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn hơn. Đừng quên đặt một chiếc bình nước trên bàn làm việc ngay tầm tay với để giúp bạn khó quên việc uống nước thường xuyên nhé.

Mỗi hành động tuy nhỏ, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành thói quen tốt, thực hiện thói quen tốt nhiều lần sẽ hình thành lối sống lành mạnh để cuộc sống thêm tốt đẹp. GGROUP.VIP tin rằng những thói quen trên không quá khó để chúng ta dễ dàng thực hành hàng ngày. Hãy hành động ngay vì sức khỏe của bản thân bạn nhé!

 

Exit mobile version