Trong 1 team, không thể tránh khỏi việc có những tính cách trái ngược nhau.
Người trầm tính, người sôi nổi. Người ưa những cách thức sáng tạo đôi khi kỳ quặc, người thích những cách làm truyền thống đã chứng minh được sự hiệu quả.
Cái cũ cái mới, cái nóng cái lạnh gặp nhau nếu không khéo léo có thể đụng nhau chan chát.
Quan điểm khác biệt vẫn có thể dung hoà nếu biết cách, tuy nhiên, nếu có thành viên nào đó trong team có một số tính cách sau thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động của team.
Cùng kiểm tra xem bạn có sở hữu một trong những tính cách ấy không nhé.
#1 Cái tôi cao
Những người có cái tôi cao thường hiếm khi chịu lắng nghe ý kiến trái ngược của người khác. Thậm chí họ có thể “vạch lá tìm sâu” để dìm ý kiến đó xuống tận đáy, nếu họ không ưa người kia.
Hãy nhớ rằng, đây là hoạt động team, và dù là ý kiến gì cũng phải trên tinh thần lợi ích chung, hiệu quả chung.
Và các ý tưởng nên được phân tích dựa trên khách quan và trải nghiệm thay vì cảm tính cá nhân.
# 2 Dễ tự ái
Trái ngược với người có cái tôi cao là những người dễ tự ái. Đầu tiên, họ không đủ chính kiến để đưa ra lập luận cho quan điểm của mình, họ dễ đuối lý khi có người tranh luận và sau đó thì đâm ra giận dỗi, hờn mát.
“Tôi là như vậy đó” là cách họ thể hiện khi có người góp ý cho họ.
# 3 So đo
Biểu hiện của việc so đo, tị nạnh trong team có thể là: “tại sao con nhỏ kia luôn được ưu ái hơn tôi”, “sao phân cho tôi nhiều việc hơn nó?” “sếp không ưa tôi nên mới cố tình chê bai ý kiến của tôi”.
Cứ tưởng những chuyện tị nạnh, cạnh tranh trong team chỉ xuất hiện trong các phim Trung Quốc, Thái Lan, nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ngoài đời.
Sự so đo dễ xảy ra khi các thành viên trong team còn trẻ, tuổi đời bằng nhau.
# 4 Hời hợt
Đây là những người có thái độ hời hợt trong team. Họ hầu như không chuẩn bị bất kỳ thông tin nào trước các buổi họp, đứng ngoài lề các cuộc thảo luận.
Nếu nhìn qua thì có vẻ họ không làm ảnh hưởng gì đến team. Nhưng về lâu dài, thái độ đó có thể làm ảnh hưởng đến sự năng động, sự bứt phá của team.