Khi bạn cảm thấy hoang mang với chính sách mới của công ty

11-01-2018

[vc_row][vc_column][vc_column_text css=”.vc_custom_1699327146830{margin-bottom: 30px !important;}”]Bất kỳ ai không ít thì nhiều cũng sẽ có lúc cảm thấy băn khoăn trước những quy định, phương án mới mà công ty đề ra.

Nguyên nhân của việc này xuất phát từ những khác biệt so với tình hình hiện tại, dẫn đến cảm giác không thoải mái của người nhân viên.

Một số người sẽ tự hỏi: “đang yên đang lành tại sao lại phải làm như vậy, liệu làm rồi có giúp ích gì không?”

Stop, hãy dừng ngay những suy nghĩ đó lại. Hít thở và bắt đầu suy nghĩ kỹ càng hơn.

Thực tế, trước khi đưa ra quyết định đó, người lãnh đạo hoặc quản lý đã quan sát một thời gian, tổng hợp ý kiến của nhiều bên và cân nhắc dựa trên kinh nghiệm, kiến thức.

Chắc chắn họ đã tính đến những rủi ro khi áp dụng, nhưng rủi ro đó không quan trọng bằng lợi ích chung và lâu dài có thể đạt được.

Vì thế, khoan vội phản bác, hãy tạm thời chấp nhận những phương án mà sếp và công ty đưa ra.

Hãy cố gắng thử làm theo những gì bạn được giao phó. Nếu có những trải nghiệm thực tế rằng việc thay đổi không ổn, không mang lại kết quả như dự định, bạn hãy thẳng thắn đưa ra ý kiến hoặc đề xuất của riêng bạn.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text css=”.vc_custom_1515720887310{border-top-width: 4px !important;border-right-width: 4px !important;border-bottom-width: 4px !important;border-left-width: 4px !important;padding-top: 20px !important;padding-right: 20px !important;padding-bottom: 20px !important;padding-left: 20px !important;border-left-color: #f6921e !important;border-left-style: dashed !important;border-right-color: #f6921e !important;border-right-style: dashed !important;border-top-color: #f6921e !important;border-top-style: dashed !important;border-bottom-color: #f6921e !important;border-bottom-style: dashed !important;}”]Hãy hiểu rằng không phải một ý định tốt nào cũng mang lại kết quả như ý, triển khai ở môi trường này thành công chưa chắc ở môi trường khác lại phù hợp.

Vì thế việc áp dụng của chúng ta chính là đang giúp cho lãnh đạo thấy được kết quả khách quan nhất, chứ không phải suy nghĩ cảm tính chủ quan.

Để từ đó có phương án điều chỉnh cụ thể.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text css=”.vc_custom_1515721200687{margin-top: 30px !important;margin-bottom: 20px !important;}”]Nếu bạn lựa chọn phản bác ngay từ đầu có thể khiến tình hình căng thẳng hơn.

Đầu tiên nó làm bạn cảm thấy không vui, rằng công ty quá khắt khe và áp đặt. Cảm giác đó có thể ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bạn.

Kế đó, sự phản bác của bạn có thể khiến những người xung quanh chần chừ theo. Và khi áp dụng các phương án mới với tâm trạng nửa vời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nhận được.

Nguyên nhân phản bác đôi khi lại khá cảm tính, do mỗi người có mỗi cảm nhận khác nhau. Tôi đã từng nghe qua 2 luồng ý kiến trái chiều về một hoạt động của công ty. Một bên thì cảm thấy hoạt động đó không có ý nghĩa gì, một bên lại cho rằng nó khá thú vị và hứng thú.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần lắng nghe, quan sát để có những phản hồi, thay đổi kịp thời nhằm tránh sự hoang mang kéo dài trong lòng nhân viên.

—————————————————————

Mở lòng với những cái mới đôi khi rất khó, nhất là khi cái mới đó trái ngược với quan điểm của cá nhân.

Nhưng bạn hãy thử đặt tập thể lên trên cá nhân, quan tâm đến sự phát triển chung của tập thể, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Liên tục phản bác có thể biến nó thành một thói quen mà bạn không hề hay biết. Vô tình biến bạn trở thành một người cổ hủ.

KẾT

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn công ty phát triển mạnh mẽ tiến về phía trước. Công ty năm nay phải có thay đổi, chuyển biến so với năm ngoái.

Vì thế nếu chỉ mong muốn, mà thiếu mạnh dạn trước những cải tiến, điều chỉnh từ phía công ty, thì những mong muốn sẽ chỉ là mong muốn là thôi.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]