Lộ diện thành viên mới của công ty

22-03-2018

Xin chào cả nhà GGroup! Rất vui vì bạn đã trở lại và có dành thời gian để đọc nội dung này!

Mọi người sẵn sàng để chào đón thành viên mới của công ty từ hôm nay nhé. Bạn ấy chính là Thùng Tối Ưu.

Chúng ta thấy, trong số những việc mình làm mỗi ngày ở công ty, có những việc đáng ra có thể làm tốt hơn nữa. Chính vậy mà rất thường gặp câu chuyệt bắt nguồn bởi “hồi hay”đấy ạ. Khi nhận thức được điều này, nhất định lần sau bạn sẽ làm hoàn hảo. Nó được xem là cách tối ưu cho chính bạn và tập thể.

Với mục tiêu mong muốn các thành viên của GGROUP dần hoàn thiện bản thân. Và cùng nhau thực hiện Năm tối ưu (tối ưu thời gian, ngân sách, nguồn lực, bộ máy, hiệu quả công việc, văn hóa công ty…) nên Thùng Tối Ưu sẽ bắt đầu xuất hiện từ đây.

Thùng Tối Ưu sẽ là nơi bạn tự giác chịu trách nhiệm cho tất cả các hành vi lãng phí, tắc trách, sai sót… trong công việc hằng ngày của mình.

Bạn có từng nghe câu chuyện về Azim Premji kiểm soát việc sử dụng giấy vệ sinh của nhân viên chưa?

Azim Premji là chủ tịch của Wipro Limited, một trong những công ty tư vấn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, trị giá 18,5 tỷ đô la. Tuy nhiên, vị vua công nghệ của Ấn Độ là một người sống khá tiết kiệm và khắt khe. Ông vẫn theo dõi số lượng cuộn giấy vệ sinh được sử dụng trong các văn phòng làm việc của Wipro và yêu cầu nhân viên tắt đèn khi ra khỏi văn phòng của họ.

Thật sự, sau khi đọc câu chuyện này, Ad đã từng phán xét rằng “không thể tưởng tượng nổi, sống làm sao dưới tay một ông tổng quản như thế”.

Nhưng một ngày nọ, Ad đi WC, bước vào chẳng để ý mọi thứ xung quanh. Như thói quen, “đi xả thải” xong đưa tay vào vị trí cuộn giấy. Ôi đã hết sạch giấy vệ sinh rồi. Với qua vòi nước, đúng số nhọ, vòi hư.

Ngồi im tại chỗ, trong chốc lát chẳng tìm được cách hay ho nào cho tình huống này. Nhưng tự dưng lại nhớ về Azim Premji, giờ mới thấy giá trị của việc ông làm nó lớn lao vô cùng. Cứ nghĩ, người đi trước mình tiết kiệm một chút, rồi người trước đó cũng đừng lãng phí một chút thì mình đâu ra nông nỗi thế này.

Đến lúc có cơ hội chiêm nghiệm câu chuyện nên tiếp nhận nó nhẹ tênh, không gay gắt như ban đầu. Qua đây, đôi điều bản thân tự nhìn nhận là lãng phí sẽ gây ảnh hưởng xấu cho người khác. Trong khi chúng ta là những người đủ văn mình và lịch sự thì tại sao để lãng phí cứ tiếp diễn.

Quay về với thực tại công ty chúng ta. Thi thoảng, vẫn còn đâu đó tình trạng lãng phí thời gian hoặc làm việc qua loa đại khái, cẩu thả, coi nhẹ trách nhiệm… gây ảnh hưởng đến năng suất của mọi người liên quan.

Nhằm hạn chế tối đa những việc có thể  khiến người khác rơi vào “điêu đứng”. Và để bạn ghi nhớ về những lần thiết sót của mình trước đó và cải thiện về sau, mỗi lẫn như thế các bạn hãy tự nguyện đóng tiền vào Thùng Tối Ưu nhé.

Nghe tới việc bị mất tiền là không vui rồi đúng không nào. Nhưng nghĩ khác một chút thôi mọi người ơi. Ở đây, hãy xem như mình trả tiền để mua lời nhắc nhở, nhắc rằng mình từng để xảy ra những việc chưa tốt và cần tối ưu càng sớm càng tốt.

Đừng biến mình  trở nên ích kỷ, tính toán chi ly, như  nghĩ đóng tiền thế chỉ có công ty hưởng lợi hay đóng tiền thế mất toi mấy chầu nhậu, mấy chầu trà sữa … Thay vào đó, hãy nghĩ về ảnh hưởng của vấn đề lãng phí, tắc trách… đối với mình, với mọi người xung quanh.

Việc đóng tiền ở Thùng Tối Ưu không bắt buộc nhé. Nếu mọi người tự cảm thấy mức độ lãng phí, tắc trách, sai sót… của mình đáng nhớ, cần sửa chữa thì TỰ NGUYỆN BỎ TIỀN một cách vui vẻ, thoải mái và công khai. Bạn bỏ bao nhiêu cũng tùy thuộc vào túi tiền nhé, 1K, 2K, 3K, 50K hay 100K… gì cũng được. Công ty không sao lưu bạn đã đóng bao nhiêu vào Thùng Tối Ưu, chỉ ghi nhận thái độ tự nguyện và hoàn thiện bản thân của bạn mà thôi.

Thế, cụ thể những việc có thể khiến bạn phải một lần ghé thăm Thùng Tối Ưu là gì?

  • Không tối ưu thời gian cho công việc. Nghĩa là bạn không dành phần lớn thời gian ở công ty cho mục đích xử lý các vấn đề xoay quanh công việc. Ví dụ:

+  Đến công ty ngày xem phim, đọc báo, chơi facebook đến 3-4 giờ.

+ Hoặc đi trễ, về sớm nhiều lần.

+ Hoặc trễ lịch họp

+ 9h vẫn còn ngồi ăn sáng tại văn phòng…

  • Thông tin chậm trễ, thiếu kịp thời. Ví dụ:

+  Phản hồi chấm công trễ theo thời gian quy định của HCNS

+ Thông báo nghỉ lễ, thông báo lương quá muộn

+ Luôn luôn báo lịch nghỉ phép gấp gáp…

  • Thường xuyên mắc lỗi trong công việc. Bạn thường bị leader nhắc nhở sai phạm, xử lý công việc chậm trễ.

+ Thường xuyên gửi thiếu thông tin, sai chính tả trong mail gửi khách hàng

+ 5 lần soạn thảo hợp đồng thì hết 3 lần sai, phải in lại

+ Một việc phải làm đi làm lại nhiều lần mới hoàn thành

+ Trễ deadline

  • Gây ảnh hưởng xấu cho người khác. Vấn đề này được hiểu là việc bạn làm hoặc thuộc quản lý của bạn nhưng không kiểm soát, chủ động xử lý triệt để khiến nó ảnh hưởng xấu đến các team liên quan. Ví dụ:

+ Hệ thống support thường xuyên bị lỗi làm cho tiến trình công việc nhiều thành viên bị chậm lại

+ Hệ thống cáp quang công ty không ổn định gây ra lãng phí thời gian, trễ deadline…

  • Các hành vi gây lãng phí tài sản, tiền bạc ở công ty. Ví dụ: Không tắt quạt, máy lạnh khi về sau cùng; Ngồi lắc lư làm ghế hư hỏng…

Trên đây chỉ là gợi ý một số trường hợp. Có thể, mỗi team sẽ có những cách tối ưu riêng. Hoặc chính bạn nhận thấy, hành động của mình là chưa tốt, cần được điều chỉnh thì linh động.

Một lần nữa, hãy nhớ giúp Ad một điều : Thùng Tối Ưu chỉ thực hiện trên tinh thần tự giác, không ép buộc. Nếu mọi người nhận thấy hành động bỏ tiền vào thùng có ý nghĩa thì hãy làm nhé.

Sau khi đọc nội dung này, một ngày nọ, bỗng dưng thấy sự hiện diện của Thùng Tối Ưu thì đừng thắc mắc chúng ở đâu ra nhé. Hãy cùng nhau thể hiện thiện chí chống lãng phí từ đây nha mọi người.

Số tiền có được từ việc làm này sẽ dùng để trao thưởng cho nhân viên cố gắng, đạt chỉ tiêu, thành tích trong công việc.